Đó là câu trả lời của đa số phụ nữa tuổi đôi mươi ở đất nước Lào, khi các bác sĩ Sài Gòn đến tư vấn về cách ngừa thai trong chuyến khám, phát thuốc từ thiện tại huyện Thà Tèng, tỉnh Sê Kông vừa qua.
Trẻ em ở huyện Thà Tèng, tỉnh Sê Kông, phần lớn đều sống cùng cha mẹ ở các buôn làng tại núi Phu Chôm. Ba mẹ làm nương rẫy, nhà đông anh em, độ tuổi các bé cách nhau không nhiều.
Sống trong tình trạng xa thị trấn, xa bệnh viện, cha mẹ chúng chăm chỉ trồng trọt đến đâu cũng không đủ ăn, nên việc đi học, khám, chữa bệnh đối với các em là xa xỉ.
|
Hầu hết trẻ em trên núi Phu Chôm, huyện Thà Tèng, tỉnh Sê Kông thay vì đi học thì “tranh thủ” cùng mẹ xuống núi khám bệnh. |
Như gia đình chị Hang Khi (27 tuổi) có đến 4 người con, đứa lớn nhất mới 9 tuổi, đứa tiếp theo 7 tuổi. Nghe tin có đoàn bác sĩ Việt Nam đến khám miễn phí, chị Hang Khi liền địu đứa con 3 tuổi đến xin khám. Đứa nhỏ 3 tuổi còi cọc, mũi chảy liên tục, khát sữa, bé cứ vùi đầu vào ngực mẹ tìm kiếm.
Mang thai tháng thứ 7, lại thêm đứa con nhỏ ngồi trên bụng, chị Hang Khi nặng nhọc: “Mấy tháng nay tôi bị đau lưng nhiều lắm, thấy mệt trong người định không đi khám nhưng thằng nhỏ này bệnh quá nên hai mẹ con đi xuống đây chung. Thấy bác sĩ Việt Nam về khám vui lắm, vì không tốn tiền mà còn được thuốc.
Trên đó thuốc thiếu lắm, lạnh nên mấy đứa con tôi bệnh liên tục, ước gì có nhiều lần được đi khám bệnh như vầy nữa. Tôi không muốn đẻ nữa đâu, đi hỏi thì người ta nói tiêm thuốc nhưng tiêm thuốc sao mà không đẻ được. Tôi không biết làm sao”.
|
Trung bình các gia đình ở đây đều có từ 4-5 con, sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, cà phê. |
|
Những đứa trẻ đen đúa, còi cọc, mũi chảy thò lò, quần áo vấy bẩn,… đang ngồi chờ các bác sĩ khám bệnh khiến cho người đến thăm không khỏi nao lòng. |
|
Không chỉ riêng gì chị Hang Khi, những bà mẹ khác cũng lưng địu, tay ôm con dẫn nhau đến Trung tâm y tế huyện Pakse thăm khám. Ai cũng vui mừng vì vừa được khám bệnh, phát thuốc miễn phí lại còn được tặng quà mang về. |
|
Để khám bệnh, chị Kai (23 tuổi) có 3 người con, đang mang 5 tháng phải đi 3 tiếng đồng hồ, vượt hơn 20 cây số đường núi mới tới được Trung tâm y tế. Chị Kai chia sẻ: “Em muốn ngừng đẻ nhưng không biết cách, nhà làm lúa, làm cà phê được trái thì mang đi đổi gạo, nhưng nương nhỏ quá, làm hoài mà không đủ ăn. Em không muốn đẻ nữa đâu, nhưng mà không biết cách, em lại có bầu nữa rồi”. |
|
Bé gái cầm sổ khám bệnh, ngồi ngoài nắng chờ đến lượt mình |
|
Được tặng đồ ăn, em sung sướng ăn ngon lành giữa cái nóng của 12h trưa. |
|
Những đứa trẻ khác cũng vui mừng không kém, các em xé bánh ăn ngay tại chỗ, liên tục uống nước trước cái nắng gay gắt tại Trung tâm y tế huyện Pakse, tỉnh Champasak nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào khiến người đến thăm không khỏi nao lòng. |
|
Nghe tin có đoàn bác sĩ Bệnh viện Quận 2 đến khám, phát thuốc miễn phí, các mẹ con tranh thủ đến khám cả mẹ lẫn con vì ai cũng bệnh lâu ngày nhưng không có tiền đi khám bệnh. |
|
Vì ở trên núi cao, ít có điều kiện đi lại, thời tiết khắc nghiệt khiến trẻ ở đây dễ mắc các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh về mắt, viêm da, sốt rét,… |
|
Bác sĩ Phan Văn Đức, Phó giám đốc Bệnh viện Quận 2, trưởng đoàn khám từ thiện cho biết: “Ngoài khám cho bà con nghèo, chuyến đi còn nêu lên tinh thần đoàn kết, gắn bó, thắt chặt hơn tình hữu nghị giữa Việt Nam và Lào” |
Ông Hồ Thế Hùng, mạnh thường quân gắn bó với rất nhiều chuyến đi thiện nguyện của các bệnh viện và cơ sở khác cho biết: “Ngoài sự trải nghiệm của bản thân, tôi muốn chia sẻ với người nghèo ở các nơi mình đi qua. Tôi đi rất nhiều bệnh viện, bỏ qua chức vị, những nơi mà tôi cảm nhận được tình người, được sự nhân ái, tôi sẽ gắn bó đến cuối đời. Bệnh viện Quận 2 TP.HCM là một trong nhiều nơi tôi sẽ đồng hành ở những đợt khám, phát thuốc cho bà con tiếp theo”.
Huyện Thà Tèng là một huyện của tỉnh Sê Kông, trong đó có 6 khu phát triển, 47 bản, dân số khoảng 41.300 người với 8.100 hộ gia đình. Đặc điểm của huyện là đới sống bà con còn khó khăn, nhiều gia đình sống trên núi không có kinh tế ổn định chủ yếu làm nương rẫy. Trong số các hộ gia đình đang sinh sống tại huyện trong đó có gần 300 hộ nghèo.
|
Phạm An