Bài trí, sắp xếp bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật sao cho đúng phong thủy và thật đẹp mắt là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn có được. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì bạn phải nắm được những nguyên tắc cũng như những lưu ý nhất định. Xem những chia sẻ dưới đây để hiểu hết về cách sắp xếp, bài trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật ngày Tết.
Giữ bàn thờ luôn sạch sẽ, gọn gàng
Đầu tiên để bàn thờ được tôn nghiêm, trang trọng thì gia chủ phải đảm bảo cho bàn thờ luôn sạch sẽ, gọn gàng. Không cần mâm cao cỗ đầy hay quá nhiều đồ cúng lễ, gia chủ chỉ cần chén nước, nén nhang và sự thành tâm dâng lên thì chắc chắn sẽ nhận được sự chứng giám của gia tiên tiền tổ, thần phật.
Để bàn thờ gia tiên luôn được đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ thì gia chủ cần nắm được cách vệ sinh bàn thờ gia tiên ngày Tết sao cho đúng và chuẩn nhất. Từ đó làm tiền đề cho việc bài trí bàn thờ ngày Tết được đẹp mắt, trang trọng nhất.
Hướng dẫn cách vệ sinh bàn thờ gia tiên ngày Tết
Vệ sinh bàn thờ gia tiên ngày Tết ngoài lau rửa sạch bụi bậm thì chắc hẳn còn có những điều rất quan trọng mà từ trước đến nay gia chủ không hề để ý tới.
Sau ngày 23 tháng chạp hay còn được biết đến là Tết Ông Công Ông Táo thì công việc dọn dẹp, lau chùi bàn thờ được thực hiện. Vì theo quan niệm của dân gian, sau ngày 23 là ông Công ông Táo đã về trời, gia chủ nên tranh thủ lúc này để dọn dẹp đón Tết, làm sao cho đến đêm 30 Tết khi thần linh đã quay lại thì mọi việc đã tươm tất, ban thờ gọn gàng, đầy đủ lễ cúng.
Công việc chủ yếu những ngày Tết là dọn dẹp, lau chùi và hóa chân nhang, bày biện đồ cúng lễ. Các vật phẩm thờ được hạ xuống để lau chùi, vệ sinh. Sau khi hoàn tất người ta thường nấu nước thơm để tẩy uế lại một lần nữa.
Ngoài những việc như trên thì khi vệ sinh bàn thờ gia tiên ngày Tết, gia chủ còn cần lưu ý một số điều sau:
– Khi lau dọn bàn thờ cần sử dụng chổi quét hoặc khăn lau riêng biệt, không nên dùng chung để tránh phạm phải những kiêng kỵ có thể xảy đến với gia đình bạn
– Nước sử dụng để lau bàn thờ cần là nước sạch, có thể sử dụng nước lá trầu, rượu gừng để tẩy uế
– Ngoài ra, vệ sinh bàn thờ gia tiên gia chủ cần làm thường xuyên, không nên để đến ngày Tết, cận Tết mới dọn dẹp
– Khi lau dọn bàn thờ gia tiên, gia chủ cần hết sức lưu ý đến các vật phẩm thờ cúng như bát nhang, đỉnh đồng…. nên hạn chế di chuyển, xê dịch
Bố trí bàn thờ gia tiên ngày Tết như thế nào đẹp và đúng phong thủy
Cách bố trí bàn thờ gia tiên ngày Tết gia chủ cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận từ việc lựa chọn đồ cúng lễ bày lên bàn thờ đến việc trang hoàng cho không gian thờ cúng của gia đình.
– Trước các bài vị thường được bố trí lư hương, đặt ở chính giữa có kích thước lớn nhất. Ngoài ra, trên bàn thờ còn được bố trí 2 ngọn đèn, đèn dầu hoặc nến để đốt khi thắp nhang. Bên cạnh đó, bên phải, bên trái sẽ được bố trí thêm ống hương, lọ hoa, mâm bồng….
– Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà còn có thể bài trí thêm các vật phẩm nhu đỉnh hạc chân đồng, chân đèn….. được bố trí trong khoảng không gian phía trước lư hương, thấp hơn và phải sắp xếp cân đối, tuân theo nguyên tắc Nam tả – Nữ hữu, đông bình – tây quả.
– Hoa trên bàn thờ gia ngày Tết các gia đình thường lựa chọn hoa cúc, hoa đào, hoa ly….những loại hoa có mùi thơm, tên đẹp. Gia chủ nên tránh những loại hoa có gai mang sát khí không tốt cho gia chủ.
– Mâm ngũ quả: gia chủ nên chọn những loại quả có màu sắc tươi mới, tròn đầy, căng mong mang may mắn. Đặc biệt là chuối và bưởi là 2 loại quả không thể thiếu vì tượng trưng cho âm – dương, vuông – tròn.
Ngoài các vật phẩm trên gia chủ có thể thêm vào ban thờ đĩa cau, chén nước, bánh kẹo…..Trên đây là cách bố trí bàn thờ gia tiên ngày Tết mà chúng tôi chia sẻ dựa trên sự tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau. Hy vọng nội dung trên là hữu ích cho những bạn đang có chung thắc mắc.