Trễ kinh, chậm kinh là hiện tượng mà chị em nào cũng từng gặp trong đời, nên nhiều người thường chủ quan. Theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh, trễ kinh trong đó có cả những bệnh lý nguy hiểm đến các cơ quan sinh sản của nữ giới thậm chí gây vô sinh, hiếm muộn. Vậy chậm kinh, trễ kinh có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Trễ kinh, chậm kinh là gì?
Bình thường chu kỳ kinh nguyệt ở một phụ nữ khỏe mạnh kéo dài từ 28-32 ngày, cũng có trường hợp từ 35-40 ngày, thời gian hành kinh trong khoảng 3-5 ngày. Nếu khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn khoảng thời gian này và diễn ra liên tiếp nhiều lần thì được gọi là trễ kinh và đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý đang tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây trễ kinh
Theo bác sĩ Trần Thúy Vân – bác sĩ chuyên khoa sản Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn dẫn đến trễ kinh có thể bắt nguồn từ các vấn đề bên ngoài và bên trong cơ thể bao gồm:
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp bản chất là làm tăng nồng đồ hormone nội tiết tố trong cơ thể để ức chế quá trình rụng giúp ngăn ngừa thụ thai. Vì vậy thuốc làm xáo trộn sự cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra thuốc tránh thai khẩn cấp còn bào mòn tử cung rất nhiều vì vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy bạn không nên lạm dụng thuốc mà nên sử dụng phương pháp tránh thai an toàn khác.
Mất cân bằng hormone:
Trường hợp nảy xảy ra ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang khiến nồng độ các hormone nội tiết tố là estrogen và androgen tăng kéo dài gay ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, trễ kinh , chảy máu âm đạo bất thường.
Mắc các bệnh phụ khoa
Chậm kinh, trễ kinh là hiện tượng rất bình thường nhưng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, các bệnh về buồng trứng…Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Cân nặng tăng/giảm đột ngột
Quá gầy hay quá béo đặc biệt là câng nặng thay đổi đột ngột có thể làm thay đổi cơ chế tiết estrogen và quá trình phóng noãn gây ra các vấn đề về kinh nguyệt như chậm kinh, thậm chí là vô kinh. Thông thường khi cân nặng ổn định trở lại, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều hơn.
Tuyến giáp hoạt động kém
Tuyến giáp là cơ quan kiểm soát hormone và trao đổi chất của cơ thể đảm bảo mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra cân bằng. Vì vậy khi tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt trong đó có chậm kinh.
Tâm lý không ổn định
Phụ nữ thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng, stress kéo dài tác động đến quá trình rụng trứng khiến trứng rụng muộn hơn so với bình thường làm xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, trễ kinh.
Ảnh hưởng từ việc phẫu thuật
Những phụ nữ thực hiện các ca phẫu thuật ngoại khoa tác động sâu đến các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung nhưng không đảm bảo an toàn gây ra sự ứ huyết bên trong làm kinh nguyệt bị trì hoãn.
Trễ kinh, chậm kinh có nguy hiểm không?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vừa phản ánh tình trạng sức khỏe vừa là yếu tố để đánh giá khả năng sinh sản, vì vậy trễ kinh kéo dài ảnh hưởng lớn đến phụ nữ:
- Gây áp lực tâm lý khiến phụ nữ lo lắng không biết mình có vấn đề sức khỏe gì, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không.
- Khó xác định thời điểm rụng trứng để thụ thai làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
- Nếu chậm kinh xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà không được điều trị sớm đe dọa khả năng sinh sản của chị em và có nguy cơ biến chứng thành ung thư.
- Kinh nguyệt không đều còn tác động đến làn da của phụ nữ khiến phụ nữ dễ đen sạm, nổi mụn, thâm nám.
Phương pháp điều trị chậm kinh, trễ kinh
Phụ nữ rất khó tự xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chậm kinh vì vậy lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn thăm khám.
tham khảo: https://homecares.webflow.io