Cửa kính cường lực ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều công trình xây dựng. Không chỉ có khả năng cách nhiệt, cách âm, nó còn chống va đập tốt, tránh sát thương cho người xung quanh nếu cửa bị vỡ. Thậm chí còn có lời đồn loại cửa này giúp chống trộm. Vậy thực hư những thông tin này có chính xác không. Bạn có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
- Cửa kính cường lực là gì?
Cửa kính cường lực hay còn gọi là cửa thuỷ lực, cửa kính thuỷ lực được làm từ kính cường lực và các hệ phụ kiện đi kèm như khóa sàn, bản lề, tay nắm…Sở dĩ nó có tên gọi là cửa kính cường lực bởi bản lề có cấu tạo, thiết kế, và bố trí khác so với các bản lề cửa inox, cửa gỗ truyền thống. Bản lề của cửa kính cường lực nằm ngầm dưới sàn nhà, sát mép tường, phía trên có tấm kim loại che phủ. Loại cửa này có tính chịu lực cao hơn so với các loại cửa kính thông thường.
2. Cấu tạo của cửa kính cường lực
Cửa kính cường lực gồm 2 phần: kính cường lực và phụ kiện. Trong đó:
+ Phần kính cường lực: Từ loại kính thông thường, người ta sẽ đưa kính vào lò tôi với nhiệt độ từ 600 – 800 độ C, sao cho độ dày từ 10mm- 12 mm. Kích thước các tấm vách và cánh cửa sẽ được thiết kế theo không gian riêng của từng công trình cũng như địa hình.
+ Phần phụ kiện: Bản lề sàn, tay nắm, khóa sàn, kẹp , kẹp L, đế sập……
- Bản lề sàn: đây là phần quan trọng không thể thiếu của cả bộ cửa. Bản lề sẽ được chôn ở dưới đất chứ không gắn trên tường như các cửa khác.
- Tay nắm: loại tay nắm có chất liệu bằng inox 304 có độ bền cao nên thường được sử dụng làm phụ kiện của cửa kính cường lực. Ngoài ra, bạn có thể chọn các loại khác vì tay nắm cửa rất đa dạng.
- Kẹp và kẹp L: giúp gắn kết vách kính thanh khuôn với các tấm nóc và mặt hạt sử dụng inox.
- Khóa sàn: tùy từng thiết kế mà có loại có khóa sàn, chống trộm nhưng cũng có loại không có tính năng này.
- Đế sập: được dùng để tránh lỗi kĩ thuật khi thi công. Đế thường được làm bằng nhôm màu trắng giúp tăng tính thẩm mĩ cho bộ cửa.
3. Ưu nhược điểm của cửa kính cường lực
Bất cứ nguyên vật liệu nào cũng đều có những ưu nhược điểm của nó và kính cường lực cũng không là ngoại lệ. Việc nắm bắt được điều này sẽ giúp bạn chọn lựa cũng như sử dụng cửa tốt hơn, bền bỉ hơn.
* Ưu điểm của kính cường lực
– Khả năng chịu nhiệt cao: Do được nung trong lò với nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột để tạo ứng suất bề mặt nên kính cường lực có khả năng chịu nhiệt rất cao. Khả năng chống sốc nhiệt ở nhiệt độ lên tới 300 độ C. Chính vì vậy, dòng kính này được ứng dụng rất nhiều trong các hạng mục công trình hiện nay.
– Khả năng chịu lực va đập, rung chấn tốt: Ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều mưa bão, động đất thì khả năng chống rung chấn, va đập của cửa kính cường lực tỏ ra phát huy tác dụng.
– Khả năng cách âm: Nhờ sự liên kết bền chắc mà kính cường lực có khả năng cách âm tốt hơn so với các loại vật liệu cách âm khác. Chính vì thế mà các tòa nhà văn phòng, sân bay thường lắp đặt loại kính này.
– An toàn cho người sử dụng: Nếu là kính bình thường bị vỡ thường sẽ gây sát thương cho người xung quanh. Nhưng với cửa kính cường lực, nếu bị vỡ sẽ không gây nguy hiểm hoặc có độ sát thương rất nhỏ với con người bởi khi vỡ, nó sẽ có dạng hạt nhỏ như hạt lưu và không có cạnh sắc nhọn. Một số loại kính có lớp dán PVB – Poly Vinyl Butylen dạng film, khi vỡ sẽ bám dính vào lớp film này.
– Kính cường lực có tính thẩm mỹ cao: Do được “kinh qua” quá trình xử lý nhiệt nên bề mặt kính thường căng bóng hơn, giúp cho công trình của bạn tăng sự sang trọng.
– Vệ sinh dễ dàng: Với loại kính này, bạn chỉ cần dùng nước lau kính chuyên dụng và một cái khăn sạch là có thể loại bỏ bụi bẩn trên mặt kính.
* Nhược điểm kính cường lực
Bên cạnh những ưu điểm thì kính cường lực cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
– Không thể cắt hay mài như các loại kính bình thường khác. Nói chung là khó tái sử dụng.
– Chỉ cần mép cạnh kính bị hỏng thì cả cửa kính sẽ bị nứt và vỡ.
– Một số loại kính cường lực xử lý nhiệt không tốt có thể tự nổ nhỏ. Nhưng nguy cơ này rất hiếm gặp nên bạn không cần quá lo lắng. Tốt nhất nên chọn sản phẩm ở những đơn vị cung cấp uy tín để yên tâm hơn.
4. Ứng dụng của cửa kính cường lực
Do có nhiều ưu điểm nên cửa kính cường lực được ứng dụng trong thực tế rất rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực.
– Cửa kính cường lực được lắp làm cửa ra vào phòng khách nhà ở, biệt thự, nhà hàng, khách sạn. Sản phẩm giúp mở rộng không gian cho căn phòng, giúp bạn có thể dễ dàng phóng tầm mắt ra bên ngoài.
– Nó cũng được lắp làm cửa của các phòng ban trong công ty, công sở…
– Kính cường lực được lắp làm cửa sổ ở các chung cư, tòa nhà cao tầng.
– Cửa cũng được ứng dụng làm cửa ban công nhà ở.
– Đặc biệt, ở những shop thời trang trên phố, nó thực sự quan trọng bởi giúp khách hàng có thể nhìn ngắm sản phẩm trong cửa hàng ngay từ bên ngoài, giúp nhân viên tiếp đón khách hàng chu đáo hơn.
– Ở những quán cafe chật hẹp ngoài mặt phố, để xua đi bụi bặm, chống ồn nhưng vẫn mở rộng view quan sát cho khách hàng, cửa kính cường lực là lựa chọn chính xác.
5. Cửa kính cường lực có an toàn, chống trộm được không?
* Cửa kính cường lực có an toàn không?
Như đã phân tích ở trên, do cửa kính cường lực có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, cách âm tốt nên nó rất an toàn. Tránh được sức gió lớn, rung chấn cũng như chịu được các va đập mạnh. Đặc biệt, kính cường lực còn có khả năng chống cháy, chịu được nhiệt độ cao, giảm hấp thu nhiệt, điều khiển độ chí và làm cho ngôi nhà mát mẻ hơn.
* Cửa kính cường lực có chống trộm không?
Hiện nay, nạn trộm cắp ngày càng nhiều khiến các gia đình nơm nớp lo sợ. Chính vì thế, nhiều chủ nhà thắc mắc không biết cửa kính cường lực có chức năng chống trộm không.
Mặc dù kính cường lực có độ an toàn và nó cũng có khóa chống trộm ở dưới chân kính nhưng với những tên trộm gian ngoan, xảo trá thì chúng có đủ các mánh khóe để đột nhập vào nhà. Mặc dù kính cường lực có khả năng chịu lực cao nhưng nếu bị tác động mạnh bởi một vật nhọn lên kính trong một khoảng thời gian thì bất cứ loại kính nào cũng sẽ bị nứt vỡ.
6. Các loại cửa kính cường lực thịnh hành nhất hiện nay
– Cửa nhôm kính: Có thể nói đây là loại cửa này được sử dụng nhiều nhất ở các công trình. Cửa có khung profile được làm từ nhôm cao cấp, phần diện tích kính rất lớn.
– Cửa nhựa lõi thép: Thay vì sử dụng khung nhôm thì cửa nhựa lõi thép lại có khung profile bằng nhựa, được nâng cấp thêm lõi thép gia cường.
– Cửa thép vân gỗ: kính cường lực áp vào các ô pano nhỏ để trang trí, giúp người dùng có không gian sống đẹp và lạ mắt.
7. Nên lắp cửa kính cường lực 1 cánh, 2 cánh hay 4 cánh
* Cửa kính cường lực 1 cánh: Tạo không gian rộng rãi và thoáng mát cho ngôi nhà nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu chung về độ cách âm, cách nhiệt, độ kín khít. Tuy nhiên, do một cánh nên cửa khá lớn, phải đảm bảo đo theo kích thước thông dụng, yêu cầu kỹ thuật chính xác mới có thể lắp đặt và thi công được.
* Cửa kính cường lực 2 cánh: Nếu muốn tận dụng tối đa ánh sáng rự nhiên vào không gian bên trong ngôi nhà, bạn có thể lắp cửa kính cường lực 2 cánh. Tuy nhiên, phải đảm bảo không gian rộng rãi. Kích thước thông thường của cửa kính cường lực 2 cánh: chiều dài 2200mm x chiều rộng là 900mm, đây là kích thước thông dụng và phổ biến nhất.
* Cửa kính cường lực 4 cánh: Các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, showroom lớn …sẽ phù hợp với loại cửa kính này. Cấu tạo cửa 4 cánh thường được thiết kế dạng cửa mở quay hay cửa mở trượt và mở xếp trượt.
Cửa kính cường lực có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải đơn vị nào cũng cung cấp hàng chuẩn xác. Nếu dùng phải loại cửa được nung chưa đủ nhiệt có thể gây nổ nhỏ ( dù % xảy ra rất nhỏ). Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như những người xung quanh, nên chọn những đơn vị cung cấp và lắp đặt cửa kính cường lực uy tín.
Công ty TNHH Havaco là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm nội thất như cửa kính cường lực, cửa nhựa, nhôm v.v… hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với sản phẩm chất lượng cũng như sự tỉ mỉ, cẩn thận trong lắp đặt, đảm bảo tính an toàn cao, Havaco đã và đang được hàng nghìn khách hàng lựa chọn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây hotline hoặc địa chỉ:
CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HAVACO VIỆT NAM
HOTLINE: 0931 026 555
Địa chỉ: P401 – CT6 – KĐT Văn Khê – Hà Đông – Hà Nội
Nguồn: havaco.vn