Một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh dạ dày chính là vi khuẩn HP. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được loại thuốc kháng sinh có thể dùng để tiêu diệt vi khuẩn HP dẫn tới việc điều trị gặp nhiều gián đoạn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Khuẩn Hp (Helicobacter pylori) được các bác sĩ xác định là thủ phạm chính gây ra những căn bệnh về dạ dày và tá tràng. Mức độ nguy hiểm của vi khuẩn này được xếp ở thứ hạng cao, cùng với khả năng hoạt động mạnh trong môi trường acid dạ dày. Hiện nay, cách hữu hiệu nhất để có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp là sử dụng thuốc kháng sinh. Trong khi uống thuốc kháng sinh, người bệnh cần thận trọng để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Các loại thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn Hp hiệu quả nhất
Thực tế, các bác sĩ qua quá trình nghiên cứu đã có thể tìm ra được nhiều loại thuốc kháng sinh có khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn Hp. Mỗi tên thuốc đều có những ưu – nhược điểm riêng. Cũng chính vì vậy mà các bác sĩ thường sẽ kết hợp nhiều loại thuốc diệt vi khuẩn hp lại với nhau để có thể tiêu diệt dứt điểm chủng vi khuẩn nguy hại này. Những tên thuốc kháng sinh phổ biến nhất bao gồm:
1- Metronidazole
Metronidazole là một loại kháng sinh thuộc nhóm 5 Nitroimidazole (MIC 90 = mg/l), hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của động vật nguyên sinh và vi khuẩn. Bên cạnh đó cũng không quên nhắc đến công dụng chữa viêm loét dạ dày (khi kết hợp với các thuốc chống loét) của Metronidazole.
Hoạt tính: Khác với Amoxicilline, loại thuốc này không bị phụ thuộc vào độ pH của dạ dày. Ngoài ra chúng ta cần biết là thời gian bán hủy của thuốc là từ 8 – 12 giờ. Metronidazole có khả năng tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày và có nồng độ cao trong chất nhầy dạ dày (được bài tiết ở ruột và nước bọt). Mức độ kháng thuốc của vi khuẩn Hp cũng như các vi khuẩn khác với thuốc tương đối thấp.
Tác dụng phụ: Dùng Metronidazole lâu ngày hoặc thể trạng không phù hợp thì có thể bị nôn, tiêu chảy ra phân có mùi tanh như kim loại. Nếu dùng lâu dài thì có thể sẽ bị ức chế và suy giảm cảm giác.
2- Amoxicilline
Đây là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, rất nhạy cảm với chủng vi khuẩn H.pylori in vitro (MIC 90 = 0,12 mg/l). Amoxicilline có thể tồn tại ở nhiều dạng như: bột pha si rô, bột tiêm, viên nén dài bao phim, viên ngậm, viên nang cứng, viên nén nhai, thuốc cốm v.v…
Tác dụng: Được biết đến là một biệt dược thuộc nhóm chống nhiễm khuẩn, Amoxicilline có khả năng ức chế sự tổng hợp của vách tế bào. Đồng thời tương đối bền với pH acid, có sự hấp thu tốt ở niêm mạc ruột và dạ dày. Đối với vi khuẩn Hp, loại biệt dược này sẽ làm ức chế hoạt động một cách đáng kể.
Hoạt tính: Phụ thuộc vào độ pH trong dịch vị của mỗi người. Nếu pH chuyển từ 5,5 – 7,5 thì hoạt tính thuốc sẽ tăng từ 10 – 20 lần và ngược lại, hoạt tính của Amoxicilline sẽ giảm trong môi trường pH khác.
Tác dụng phụ: Uống nhiều Amoxicilline có thể dẫn đến viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy buồn nôn, nôn, dị ứng da v.v…
3- Tetracycilne
Tetracycline vốn được dùng như một loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiều dạng nhiễm khuẩn khác nhau, bao gồm cả việc nhiễm khuẩn Hp. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế sự hoạt động của vi khuẩn. Theo các kết quả nghiên cứu thì Tetracycline nhạy cảm với 98% khuẩn H.pylori và cho đến hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào công bố về sự kháng thuốc.
Hoạt tính: Thành phần của thuốc có thể phát triển bền vững trong môi trường acid. Bên cạnh đó có thể hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày và đạt nồng độ cao ở lớp nhầy sau khi uống từ 2-3 giờ.
Tác dụng phụ: Do hoạt tính của Tetracycline khá mạnh nên người dùng có thể sẽ gặp phải tình trạng dị ứng, phát ban, sưng phù ở mặt, choáng váng, giảm thị lực, chán ăn, sốt, nước tiểu sẫm màu v.v…
4- Nhóm thuốc Quinolon
Trong những loại thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn Hp thìQuinolon là tên của một nhóm thuốc kháng sinh tổng hợp có khả năng ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.
Ưu điểm: Theo một số nghiên cứu thì vi khuẩn H.pylori có sự kháng tự nhiên với Nalidixic acid và Noflaxacin, Ofloxacin do đó mà nếu biết cách sử dụng thì các bệnh về viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp sẽ giảm đi đáng kể.
Nhược điểm: Thực nghiệm Quinolon cho thấy có MIC rất thấp, Ciprofoxacine có độ nhạy cảm 100%. Tuy nhiên, trên lâm sàng lại không cho hiệu quả. Ngoài ra thì tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc là tương đối cao. Thuốc cũng mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng ngoài da, nhức đầu v.v…
5- Clarihthromycin
Clarithromycin là một loại kháng sinh (MIC 90 = 0,03 mg/l) thuộc nhóm Macrolid, có phổ kháng khuẩn rộng với các vi khuẩn gram (+) và gram (-).
Tác dụng: Ức chế sự tổng hợp Protein của nhiều loại vi khuẩn, trong đó có Hp.
Ưu điểm: Clarithromycin không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị, đồng thời có khả năng lan tỏa và thấm sâu vào lớp niêm mạc dạ dày. Nồng độ thuốc trong tế bào được xác định là cao gấp nhiều lần so với Erythromycine.
Tác dụng phụ: Tuy được đánh giá là một loại kháng sinh có ít tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp thì Clarithromycin cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy và ngất xỉu.
6- Bismuth subcitrate
Thuốc Bismuth subcitrate thuộc nhóm thuốc hệ tiêu hóa, thường được dùng như một loại kháng sinh để chữa các bệnh về viêm loét dạ dày – tá tràng và nhiễm khuẩn H.pylori.
Các loại Bismuth được dùng trên lâm sàng bao gồm: Colloidal Souscitrate Bismuth, Tripotassium Dicitrato Bismuth và Sous salicylate bismuth. Bismuth có độ hòa tan rất cao trong môi trường nước, với lớp nhầy của niêm mạc, muối Bismuth khi kết hợp với Glycoprotein sẽ hình thành nên một hàng rào chống lại sự khuếch tán ngược của ion H+.
Ưu điểm: Thuốc kháng sinh này có thể hạ acid tại lớp nhầy dạ dày xuống mức bình thường, ức chế hoạt động của Pepsin từ đó hình thành phức hợp Bismuth – Pepsin tốt cho dạ dày. Ngoài ra, Bismuth còn kích thích tăng sản xuất và hoạt động của Prostaglandin, tăng tiết nhầy để bảo vệ cho lớp niêm mạc. Thực nghiệm và trên lâm sàng đã cho thấy thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp khá hiệu quả.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể sẽ bị những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc kháng sinh Bismuth subcitrate. Cụ thể như việc nôn mửa, lưỡi và phân chuyển sang màu tối, suy gan thận và nghiêm trọng hơn là nhiễm độc gây tử vong.
Tóm lại, những loại thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn Hp đều có những ưu điểm và tác dụng phụ riêng biệt. Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi luôn khuyên người bệnh không được tùy ý sử dụng, mà phải có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.
Ngoài ra, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, bạn có thể sử dụng PylopassTM – một loại chủng lợi khuẩn duy nhất hiện nay có khả năng gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa mà không gây ra tình trạng kháng kháng sinh. PylopassTM được coi là bước tiến mới trong việc điều trị HP kháng kháng sinh như hiện nay.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC