Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại nhãn hiệu được bảo hộ là: Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu liên kết, Nhãn hiệu nổi tiếng… Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh nên thông qua bước tra cứu nhãn hiệu độc quyền.
Việc tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu thực chất là việc tìm kiếm và nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu của Việt Nam nhằm xác định Nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hay không. Kết quả tra cứu là thông tin về những nhãn hiệu đã được bảo hộ trong đó và khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ có thành công hay không. Có hai cách thức tra cứu để tổ chức cá nhân có thể lựa chọn:
Cách 1: Tự tra cứu thông tin về nhãn hiệu
Đây là cách thức tra cứu sơ bộ những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ qua thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ:
– Truy cập trực tiếp vào website của Cục sở hữu trí tuệ: iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
– Điền đầy đủ thông tin như tên nhãn hiệu, nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký vào khung biểu mẫu tra cứu. Hệ thống sẽ tự động hiện ra thông tin những nhãn hiệu trong danh mục đã được cập nhật trên thư viện số: tên nhãn hiệu, số đơn đăng ký bảo hộ kèm hình ảnh của nhãn hiệu.
Tuy nhiên, cách thức tra cứu này chỉ mang đến độ chính xác từ 40 – 50% vì phải biết kết hợp nhiều điều kiện để có kết quả tra cứu chính xác. Trên website có thể không hiển thị hết các nhãn hiệu khác có chứa nhãn hiệu đó, nhiều khả năng những thương hiệu đã được bảo hộ thành công hoặc đang trong quá trình thẩm định nhưng chưa được đưa lên thư viện số khiến việc tra cứu bị thiếu sót. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ với cách tra cứu này.
Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu độc quyền thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ tra cứu trên trở nên vô nghĩa. Lúc này, cần đến những chuyên viên với kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp việc tra cứu.
Tổ chức, cá nhân có thể ủy quyền cho các công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để họ thực hiện các công việc tra cứu thông qua các tài liệu hồ sơ nhãn hiệu đã đăng ký trước đó qua những doanh nghiệp khác. Thông thường, các công ty, tổ chức này sẽ thiết lập một kênh tra cứu riêng với Cục sở hữu trí tuệ, khả năng đảm bảo độ chính xác có thể lên đến 96%, còn lại tùy thuộc vào những yếu tố rủi ro khác.
Hãng Luật TGS luôn sẵn sàng tra cứu và tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan về việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và ở nước ngoài. Về dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của chúng tôi sẽ:
– Kiểm tra nhãn hiệu mà Quý khách cung cấp
– Tiến hành tra cứu sơ bộ và tra cứu nâng cao mẫu nhãn hiệu mà khách hàng cung cấp
– Theo dõi quá trình tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu.
– Cập nhật tình hình và thông báo ngay cho Quý khách khi có kết quả tra cứu.
– Hướng dẫn khách hàng cách bổ sung hoặc thay đổi nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu bị nhầm lẫn hoặc trùng lặp với doanh nghiệp khác đã đăng ký.
Nếu có thắc mắc gì liên hệ tổng đài 19008698 để được luật sư tư vấn chi tiết các vấn đề