Để có một mẫu in catalogue hoàn chỉnh thì cuốn in Catalogue đó không chỉ đẹp về thiết kế, nội dung in ấn hay, chất lượng in ấn tốt nhất mà tính thẩm mỹ của Catalogue cũng cần phải được đảm bảo. Vậy, làm thế nào để gia công Catalogue sau quá trình in ấn để tăng tính thẩm mỹ của mẫu in Catalogue?
1. Cán qua lớp màng
Hiện nay trong ngành công nghiệp in ấn bao bì giấy thì quá trình in Catalogue chủ yếu là sử dụng giấy in Couche. Giấy in Couche cho bề mặt giấy bóng, mịn, và giá thành rẻ. Ngoài ra loại giấy in này có độ bám mực tốt, cho chất lượng in ấn sắc nét.
Tuy nhiên vì giấy in Couche được sử dụng quá phổ biến nên các mẫu in Catalogue sử dụng loại giấy in này thường trở nên bình thường và nhàm chán. Chính vì vậy, để gia tăng tính thẩm mỹ cũng như giúp các doanh nghiệp có thể thu hút sự quan tâm từ khách hàng thông qua mẫu in Catalogue thì các xưởng in thường cán qua 1 lớp màng ( lớp màng này có thể là màng mờ, bóng hoặc cán gân ) vừa để bảo vệ các chi tiết ấn lại có thể tăng tính thẩm mỹ, sự độc đáo của các mẫu in Catalogue.
2. Phương pháp phủ UV
Phương pháp Phủ UV là phủ lên bề mặt giấy in một lớp màng mực UV, màng UV này có tác dụng vừa tạo độ bóng, đẹp cho trang giấy Catalogue lại có thể tăng độ bền của các chi tiết in ấn..
Hiện nay phương pháp phủ UV có 2 loại:
- Phủ UV toàn phần: mực in UV sẽ được phủ lên toàn bộ bề mặt tờ giấy in và bao bọc toàn bộ các chi tiết in ấn
- Phủ UV từng phần: mực UV chỉ được phủ những chi tiết, hình ảnh đòi hỏi cần phải tạo hiệu ứng hay cần phải bảo vệ
3. Phương pháp ép kim
Phương pháp ép kim là kỹ thuật ép một lớp kim loại mỏng lên bề mặt giấy in của mẫu in Catalogue.
Phương pháp ép kim thường sử dụng cho các mẫu in Catalogue đẹp cần phải nhấn mạnh vào logo hoặc tên thương hiệu doanh nghiệp ở bìa Catalogue. Do đó, các màu sắc của phương pháp ép kim thường đa dạng, phong phú: trắng, vàng, đỏ, xanh…
4. Dập chìm / dập nổi
Bạn có thể xem rõ hơn ở sản phẩm in túi giấy cũng có công đoạn ép kim dập nổi thường xuyên, Dập chìm / dập nổi là phương pháp in dập chìm hay hay dập mổi các hoa văn, họa tiết trên mẫu in Catalogue.
Các hoa văn, họa tiết sử dụng phương pháp này thường là các hình ảnh sản phẩm, tên thương hiệu, logo doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này thường không phổ biến với các mẫu in Catalogue do nó đòi hòi giấy in phải dày, có định lượng giấy và độ xốp của giấy in cao nên thường có chi phí rất đắt.
Bên cạnh đó, in ấn catalogue chất lượng cao không nên quá tối hoặc quá sáng. Nó nên là đủ ấn tượng để thu hút con mắt của các khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp của bạn. Catalogue là một trong những công cụ tiếp thị và hấp dẫn nhất. Một sự kết hợp màu sắc tốt có thể làm cho các công cụ này trông hấp dẫn và thú vị cho các khách hàng để lưu ý đến.
Để gia công các mẫu in Catalogue, các doanh nghiệp có thể chọn lựa một trong rất nhiều phương pháp gia công sau in trên đây cũng như doanh nghiệp có thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên những mẫu in Catalogue đẹp nhất, hoàn chỉnh nhất.