Chắc hẳn, bất cứ ai hoạt động trong ngành in bao bì giấy tại tphcm đều đã từng nghe đến Màng Metalize trong khâu in ấn. Vậy, Màng Metalize là gì, thiết kế Màng Metalize để đem lại hiệu quả gì? Với những thắc mắc đó chúng tôi sẽ giải quyết giúp bạn trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa Màng Metalize?
Có thể hiểu chung rằng, bao bì Màng Metalize là loại bao bì có bề mặt được mạ lớp kim loại cực mỏng, thông thường lớp kim loại này là nhôm, cũng có thể là Niken hoặc Crôm. Việc thiết kế lớp màng Metalize có độ dày mỏng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố của bao bì như tính ẩm, chống thấm khí, chống nước,vv.. Điều đó đồng nghĩa rằng, độ dày của lớp kim loại càng cao thì chi phí in ấn cũng cao hơn.
- in bao bì màng metalize
Sử dụng Màng Metalize trong thiết kế, in ấn bao bì là một kỹ thuật được ứng dụng trong công nghệ in offset nhằm tăng khả năng thẩm mỹ cho từng loại bao bì.
Thông thường, Màng Metalize được sử dụng trong hầu hết các quá trình in bao bì giấy hiện nay, loại màng này rất thích hợp để thiết các loại hộp giấy như: in hộp mỹ phẩm, in hộp kem đánh răng, in hộp đựng rượu,vv…Tùy vào nhu cầu sử dụng tăng cao của khách hàng, chúng ta có thể lựa chọn những loại Màng Metalize khác nhau trong quá trình in ấn sao cho đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Vậy, việc ghép màng Metalized được thực hiện như thế nào?
Cũng như in các chất liệu giấy thông dụng như ford, Bristol, ivory, couche thì giấy màng Metalized cũng được sản xuất theo quy trình khép kín, người ta gọi đó là công nghệ sản xuất giấy màng Metalized.
- in bao bì metalize giá rẻ
Trên thị trường hiện nay, giấy màng Metalized được tạo ra từ 2 công nghệ sau:
- Cán màng nhôm: sử dụng màng nhôm có độ dày từ 9-12 micro cán lên một mặt của giấy. Phương pháp này hạn chế bởi nó tốn một lượng nhôm khá lớn, gây lãng phí nguyên liệu
- Cán màng Metalized chân không: loại màng này được tạo ra bằng công đoạn nấu chảy nhôm trong môi trường chân không, ở nhiệt độ 1500 độ C, nhôm sẽ được bốc hơi trong chân không và bám vào mặt của tờ giấy. Lớp nhôm này có định lượng khoảng từ nhỏ hơn 0.1g/m2, giúp tiết kiệm nhiên liệu khoảng 300 lần.
Vậy, lợi ích của việc in Màng Metalize là gì?
- Giúp chống ẩm, chống thấm nước, không thấm khí
- Cho màu sắc sinh động, lấp lánh
- Có khả năng giữ màu tốt theo thời gian
- Giúp bảo vệ bao bì khỏi những tác nhân từ bên ngoài như lực ép, ánh sáng, nhiệt độ
- Màng nhôm được thiết kế qua quy trình sấy đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- mẫu bao bì in màng metalize
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, việc thực hiện in Màng Metalize dựa trên những nguyên tắc nhất định về tính chất của từng loại bao bì sản phẩm. Vì vậy, để khách hàng dễ dàng lựa chọn, Màng Metalize bao gồm những loại như sau:
– MCPP: CPP Metalized – màng CPP được mạ Ion kim loại trắng mờ (Alumium).
– MOPP: OPP Metalized – màng OPP được mạ Ion kim loại hơi sáng (Si).
– MBON: Nylon Metalized – màng PA được mạ Ion kim loại trắng hơi sáng (Si).
– MPET: Polyester Metalized – màng PET được mạ Ion kim loại trắng sáng bóng (Si).
Nếu có nhu cầu in màng Metalized trên bao bì sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline để được tư vấn nhé. Với dịch vụ ghép màng Metalized, In Bảo Ngọc sẽ hỗ trợ thiết kế miễn phí, giao hàng miễn phí. Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng lưu lại file gốc và giao lại cho bạn bất cứ kh nào bạn cần.
Hãy trực tiếp đến văn phòng của chúng tôi tại 63-65, Đường S2, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, hcm để được trải nghiệm dịch vụ ưu đãi này nhé.