Hạ tầng giao thông phát triển, mạng lưới giao thông liên kết với các thị trường lân cận, quỹ đất quy mô lớn và có mức giá thấp, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, hệ thống sông ngòi bao quanh…Theo chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản Long Phát cho biết, tất cả các yếu tố đó đã tạo ra những ưu thế đặc biệt, xây dựng khu Đông Sài Gòn trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản TP.HCM.
Nhiều lợi thế lớn
Nhờ sự hồi phục tất cả của thị trường bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh và sự phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng từ năm 2014, thị trường khu Đông đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển trở lại. Các dự án cơ sở hạ tầng được đầu tư mới và mở rộng giai đoạn này có thể kể đến như tuyến đường xa lộ Hà Nội nối khu Đông và trung tâm Thành phố được mở rộng; đường Phạm Văn Đồng nối với Sân bay Tân Sơn Nhất được đưa vào hoạt động; tuyến đường Mai Chí Thọ nối khu Đông vào hầm Thủ Thiêm với quận 1…
Ngoài ra, còn phải kể đến các dự án khác như xây dựng nút giao Mỹ Thủy (vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng); nâng cấp đường Nguyễn Thị Định, đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái (vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng); mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn từ Nguyễn Thị Định đến Nguyễn Xiển; mở rộng đường Nguyễn Xiển (vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng); xây dựng cầu Ông Nhiêu trên đường Nguyễn Duy Trinh (tổng vốn đầu tư 425 tỷ đồng); xây dựng đường song hành với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây…
Mới đây nhất, cây cầu nối Đại lộ Mai Chí Thọ với đảo Kim Cương đã được khởi công với vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Để tạo thế kết nối thông suốt, giảm ùn tắc giao thông khu vực, UBND Thành phố đã chuẩn bị kế hoạch triển khai khởi công đường vành đai 2, đoạn từ cầu Phú Hữu (Quận 9) nối dào đến nút giao Gò Dưa (Thủ Đức).
Trong đó, đáng chú ý nhất là thông tin việc dần hình thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm được xem là hạt nhân của khu Đông và khu liên hợp Rạch Chiếc được tái triển khai xây dựng với số vốn đầu tư lên đến cả chục tỷ đồng… Chính vì thế đã tạo dựng một hệ thống mạng lưới kết nối giao thông tốt nhất TP.HCM nằm ở Khu Đông hiện nay.
Theo chuyên gia bất động sản Long Phát, thị trường bất động sản khu Đông được ghi nhận là sở hữu đầy đủ các phân khúc, từ đất nền, căn hộ, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, đến cả bất động sản công nghiệp. Đó được xem là ưu thế vượt trội của thị trường khu Đông mà ít có phân khu nào của TP.HCM có được.
Mặc khác, được thiên nhiên ưu ái, Khu Đông sở hữu một hệ thống sông ngòi bao quanh khu vực như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, cùng các nhánh sông của hai con sông lớn này đã tạo cho khu Đông một lợi thế lớn để phát triển các dự án bất động sản xanh đặc trưng.
Bên cạnh đó, với việc giáp ranh với hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai thông qua hệ thống giao thông kết nối, giúp thị trường bất động sản khu Đông có sự kết nối liên thông với các thị trường lân cận.
Tiếp tục là tâm điểm của thị trường địa ốc TP.HCM
Theo thông tin ghi nhận từ chuyên gia bất động sản Địa Ốc Long Phát, hiện nay, so với 2 phân khu còn lại của TP.HCM, khu Đông nhận được sự quan tâm lớn nhất của khách hàng. Các dự án đưa ra vẫn có giao dịch tốt nhất.
“Tại khu Đông, nhu cầu mua ở thực hiện khá lớn. Đây cũng là địa bàn ghi nhận nguồn cung bất động sản chào bán tăng liên tiếp, nhưng vẫn hấp dẫn khách mua, giao dịch cao hơn nhiều so với các khu vực khác”, ông Hiền nói.
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng giao thông, các chuyên gia đánh giá, bất động sản khu vực này sẽ còn khởi sắc. Thời gian tới, nguồn cung trên thị trường bất động sản TP.HCM cũng chủ yếu đến từ khu Đông.