Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh về tai, gây ra đau đớn do chất dịch và viêm nhiễm tích tụ bên trong tai. Viêm tai giữa là tình trạng tai bị tổn thương và viêm nhiễm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm .
Viêm tai giữa cấp tính có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, nếu không có cách điều trị kịp thời, viêm tai giữa chuyển thành mãn tính dẫn đến những biến chứng rất khó lường như: thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm…
Viêm tai giữa gây ra đau đớn do chất dịch và viêm nhiễm tích tụ bên trong tai
1. Viêm tai giữa cấp tính:
Thường gặp ở trẻ em hơn do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là người mắc các bệnh như: bạch cầu, sởi, ho gà, cúm… Viêm tai giữa cấp tính thường diễn ra dưới 3 tháng.
Các dạng Viêm tai giữa cấp tính:
- Viêm tai giữa cấp tính xung huyết
- Viêm tai giữa cấp tính mủ
- Viêm tai giữa cấp tính hoại tử
- Viêm tai giữa xuất tiết dịch thấm
2. Viêm tai giữa mãn tính
Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng bị viêm nhiễm mãn tính không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào, thượng nhĩ, thời gian chảy mủ tai đã kéo dài trên 3 tháng.
– Các giai đoạn Viêm tai giữa mạn tính:
- Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
- Viêm tai giữa mạn tính mủ
- Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm
– Triệu chứng
Viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em hơn người lớn. Khi xảy ra, khu vực tai giữa bị viêm, sưng, đau và xuất hiện các triệu chứng liên quan. Dấu hiệu viêm tai giữa thường gặp là:
- Biểu hiện viêm tai giữa ban đầu thường là đau tai nhiều lần / ngày, đôi khi cảm giác giật và nhói tai, đau lan lên đầu
- Ù tai, giảm sức nghe, cảm giác có nước bên trong tai
- Dịch mủ chảy ra từ trong tai, nhất là khi thời tiết thay đổi
Với các bậc cha mẹ có con nhỏ, cần chú ý những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa để kịp thời điều trị cho trẻ:
- Trẻ thường dụi hoặc cấu tai
- Sốt cao, trằn trọc, quấy khóc
- Bỏ ăn, nôn ói, tiêu chảy
- Giảm thính lực và phản ứng chậm với âm thanh
Để hiểu thêm, cần được bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán như dùng đèn soi tai có kính phóng đại, kính hiển vi soi tai và nội soi tai.
– Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân phổ biến gây ra viêm tai giữa: virut và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Ngoài ra, còn có một số tác nhân khác khiến trẻ bị viêm tai giữa:
- Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng yếu, hay bị viêm
- Vòi nhĩ thông giữa họng và tai nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc virut dễ xâm nhập
- Biến chứng của bệnh viêm amidan, viêm họng, các bệnh lý về nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Không khí và môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết
- Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương để nước lọt vào tai khi tắm gội.
– Biến chứng
Nếu bệnh viêm tai giữa không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến cho trẻ bị điếc, chậm nói… Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến biến chứng viêm màng não hay áp xe não.
Hệ thống hòm nhĩ và xương chũm bị tổn thương và viêm nhiễm
– Phương pháp điều trị
Thông thường, viêm tai giữa có thể tự khỏi từ 24h – 48h. Nếu sau đó mà bệnh vẫn chưa tiến triển tốt, bệnh nhân nên đi khám với Bác Sĩ Tai Mũi Họng để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có rất nhiều cách điều trị bệnh viêm tai giữa, trong đó thường dung là phương pháp điều trị nội khoa. Bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh, nhỏ thuốc viêm tai giữa phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Phụ huynh có con nhỏ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ do:
- Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị viêm tai giữa do virut
- Không làm khô dịch mủ trong tai
- Không hỗ trợ làm giảm đau sau khi bị nhiễm trùng
- Có nhiều tác dụng phụ
Một số trường hợp bị viêm tai giữa nhưng điều trị kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ được thực hiện nếu viêm tai giữa đi kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phình đại.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả tốt, có thể cần đến phẫu thuật.
Vì vậy, khi có dấu hiệu viêm tai giữa cần chú ý theo dõi và đi khám ngay. Khi viêm tai giữa chuyển thành viêm tai xương chum hay viêm phổi, phụ huynh cần cho trẻ đến bệnh viện ngay.
—————————————————————-
Suckhoe248 | Chuyên trang tư vấn các bệnh về Tai !