Ngày nay, bếp từ là lựa chọn được nhiều hộ gia đình tin dùng bởi nhiều ưu điểm so với các loại bếp gas truyền thống. Tuy nhiên bạn đã biết sử dụng bếp từ đúng cách là như thế nào hay chưa? Cùng Meohay248 tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Cách thức hoạt động của bếp từ
Khi bếp từ hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt bên dưới mặt kính bếp và sinh ra từ trường phía trên mặt bếp trong phạm vi vài milimet. Những loại nồi nấu ăn chuyên dụng với phần đáy làm bằng vật liệu nhiễm từ, khi đặt trên mặt bếp sẽ được tác động và sinh ra nhiệt bởi dòng từ trường, từ đó sẽ làm chín thức ăn. Nhờ đó giúp rút ngắn thời gian nấu nướng đồng thời giảm một lượng nhiệt đáng kể bị thất thoát.
Một vài lưu ý để sử dụng bếp từ an toàn và đúng cách
Bạn nên lưu ý một vài điều sau để sử dụng bếp từ đúng cách và an toàn:
- Chấu cắm ổ điện của bếp từ cần phải có 3 dây: dây pha, dây tiếp địa, dây trung tính.
- Nguồn điện sử dụng bếp từ nên đảm bảo từ 190 – 230V.
- Dây nguồn phải có khả năng chịu tải phù hợp với sức tải của bếp.
- Nên sử dụng cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A, dây điện phi 30mm cho dây tiếp địa.
Hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách
1. Nên sử dụng bếp từ thường xuyên
Bạn không nghe nhầm đâu! Đặc biệt là vào những ngày trời mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, hơi nước rất dễ xâm nhập vào các linh kiện điện tử bên trong như tụ điện, bảng mạch… của thiết bị dẫn đến tình trạng hư hỏng, chập mạch nếu người dùng không sử dụng bếp thường xuyên.
2. Tránh bật bếp từ ở nhiệt độ quá cao
Như đã nói ở trên, tốc độ làm nóng của bếp từ nhanh hơn rất nhiều so với bếp gas. Vì vậy để sử dụng bếp từ đúng cách, bạn nên để ở mức nhiệt độ thấp lúc mới bắt đầu sử dụng nhằm tránh tình trạng phần đáy nồi, xoong, chảo bị cháy. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được để nồi không trên bếp đang bật vì rất có thể bếp từ sẽ báo lỗi, ngưng hoạt động, hoặc làm hư hỏng nồi.
3. Sử dụng đúng loại nồi, xoong, chảo chuyên dùng cho bếp từ
Bạn nên chọn các loại nồi, chảo bằng inox có đáy từ, sắt tráng men hoặc xoong nồi thủy tinh có chứa sợi kim loại. Tránh dùng dụng cụ nấu bếp bằng nhôm vì nhôm có tính hấp thụ nhiệt nhanh khiến cho thực phẩm dễ bị cháy khét. Ngoài ra, các loại muỗng và dụng cụ nấu bằng kim loại cũng phải có khả năng chịu nhiệt cao và nên có ốp bọc tay cầm cách nhiệt để tránh bị phỏng.
Có thể bạn quan tâm :
>>> Mua Máy lọc nước Karofi giá tốt nhất
>>> Mua Máy lọc nước Kangaroo giá tốt nhất
4. Không nên để bếp hoạt động công suất cao liên tục
Dù đa số các loại bếp từ đều trang bị bề mặt kính cách điện và chịu nhiệt, để sử dụng bếp từ đúng cách, bạn cũng không nên nấu ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài, dễ gây ra tình trạng bếp bị quá tải. Một vài trường hợp còn có thể dẫn tới nứt mặt kính của bếp, làm giảm tính thẩm mỹ và tuổi thọ của thiết bị.
5. Tiết kiệm năng lượng
Khi nấu thức ăn gần xong, bạn nên tắt bếp trước vài phút, hơi nóng còn lại trong nồi, chảo đủ giúp cho thức ăn của bạn vừa chín tới. Mẹo này vừa giúp bảo quản tuổi thọ của bếp, vừa giúp tiết kiệm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng của gia đình. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là cách này chỉ có tác dụng đối với các món hầm và xào, không nên áp dụng đối với những món chiên. Khi không sử dụng bếp nữa thì phải rút nguồn điện ra ngay.
6. Vệ sinh bếp từ sạch sẽ sau khi dùng
Một trong những phương pháp sử dụng bếp từ đúng cách đó thường xuyên vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng. Thói quen tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp bề mặt kính của bếp bạn luôn luôn sạch sẽ, tránh khỏi những vết dầu mỡ bám lại, đồng thời còn góp phần kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Vậy những lưu ý khi vệ sinh bếp từ như thế nào là đúng cách? Khi lau bề mặt kính bếp từ, bạn nên sử dụng khăn mềm kể cả với những vết bẩn bám cứng, tránh sử dụng giấy nhám hoặc bàn chải cứng để vệ sinh bếp.