Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già.
Nguyên nhân hay gặp nhất dẫn tới đột quỵ ở trẻ nhỏ
Đột quỵ ở trẻ em không liên quan đến lối sống như người lớn mà chủ yếu là do bệnh. Nếu đột quỵ người lớn thường là xơ vữa thì ở tình trạng đột quỵ ở trẻ em thường có 3 nhóm nguyên nhân chính là
– Bệnh tim bẩm sinh,
– Bệnh Moya Moya (bệnh tắc hẹp mạch não bẩm sinh)
– Bệnh bóc tách động mạch.
Một số nguy cơ khác gồm bệnh trung mô toàn thân như lupus, bệnh hồng cầu hình liềm, tình trạng tăng đông máu, loạn sản sợi cơ của động mạch, u mạch dạng hang trong não…
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em thường mờ nhạt
Đột quỵ là tình trạng lưu thông máu ở não bị tắc nghẽn, khiến cho những tế bào não ở vùng kế cận không nhận được lượng máu cần thiết nên bị chết đi. Mức độ nghiêm trọng của đột quỵ tùy thuộc vào diện tích vùng não bị tổn thương và thời gian tế bào não không được cung cấp máu đầy đủ.
Về lý thuyết, đột quỵ ở trẻ em và người lớn bản chất không khác nhau. Đây đều là tình trạng nhồi máu não hoặc xuất huyết não có thể gây khiếm khuyết thần kinh và để lại di chứng, nặng hay nhẹ tùy thuộc vùng tổn thương cụ thể.
Nếu như đột quỵ ở người lớn có các dấu hiệu ban đầu điển hình dễ nhận biết như miệng méo, nói ngọng, yếu liệt chân tay… thì ở trẻ em dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường như: co giật, mất ý thức ngắn, hành động vụng về…
Đột quỵ trẻ em (28 ngày đến 18 tuổi) sẽ có triệu chứng giống đột quỵ của người lớn như yếu chi, động kinh, méo mặt, rối loạn thị lực, rối loạn phối hợp vận động, ở trẻ lớn thì có rối loạn ngôn ngữ…
Đối với nhóm trẻ trên 4 tuổi, triệu chứng đột quỵ giống như người lớn: Khởi đầu bệnh nhi sẽ nhức đầu đột ngột, dữ dội, nôn ói, kèm thiếu sót thần kinh (yếu liệt nửa người, nói đớ, mỗi mắt chỉ nhìn thấy một nửa…). Trường hợp nặng, trẻ có thể bị rối loạn tri giác, thậm chí hôn mê sâu, giãn đồng tử, thoát vị não (não bị chảy sang vị trí khác).
Để nhận diện nhanh những người mắc bệnh đột quỵ, hãy nhớ từ FAST (nhanh):
– Face (khuôn mặt): Yêu cầu người bệnh hãy cười. Xem một bên mặt có bị chảy xệ xuống hay không, nếu có thì tức là có nguy cơ.
– Arm (tay): Hãy yêu cầu người bệnh giơ cùng lúc cả hai tay lên. Xem bên tay có bị rũ xuống hay là không nào thể giơ lên?
– Speech (lời nói): Yêu cầu người bệnh nói những câu đơn giản. Nếu họ cứ nói lắp, hoặc nói không rõ từng lời, hay nói khó hiểu thì tức là có nguy cơ.
– Time (thời gian): Nếu người bệnh có những biểu hiệu trên, thì nhiều khả năng họ đã bị tai biến mạch máu não. Cần gọi xe cấp cứu ngay. Thời gian cấp cứu rất quan trọng, tính bằng giây.
Ngoài các dấu hiệu trên, bệnh tai biến mạch máu não có thể có biểu hiện khác như yếu hoặc tê một nửa người, giảm hoặc mất thị lực, đau đầu đột ngột dữ dội nhưng không có nguyên nhân rõ ràng và kèm theo nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt…
Đề phòng đột quỵ ở trẻ nhỏ
1. Tránh để trẻ bị béo phì: Béo phì có thể dẫn đến các bệnh về cao huyết áp, hoặc tăng mỡ máu và tiểu đường. Đây là những tác nhân chính gây đột quỵ ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, việc phòng ngừa béo phì và tăng cân ở trẻ em phải được cha mẹ đặc biệt chú ý.
2. Trẻ cần có chế độ ăn phù hợp: Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm hoa quả, thịt, cá và rau, ít các chất béo chuyển hóa và đường… là thực sự cần thiết cho trẻ, vì như vậy trẻ mới được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều chất béo hoặc ăn một loại thực phẩm lặp đi lặp lại vì như thế sẽ dẫn tới thiếu dinh dưỡng và tạo tiền đề cho bệnh tật xuất hiện.
3. Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt tốt: Ngoài ăn uống lành mạnh, đủ chất, trẻ cần thường xuyên vận động phù hợp, có giấc ngủ tốt, có tâm lý thoải mái… Có như vậy trẻ mới có sức khỏe tốt và giảm thiểu áp lực dẫn đến bệnh tật, bao gồm cả đột quỵ.
4. Cho trẻ đi khám sức khỏe định kì: Cũng như người lớn, trẻ nhỏ cũng cần được đi khám định kỳ. Việc khám định kỳ có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và tăng khả năng thành công trong việc chữa trị bệnh.
Việc phòng ngừa đột quỵ ở trẻ em là rất khó nên khi trẻ có những dấu hiệu đáng nghi ngờ, phụ huynh nên ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt sau này của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Mua máy lọc nước giá tốt nhất tại Eco248
>>> Mua máy lọc nước Karofi giá tốt nhất tại Eco248
>>> Mua máy lọc nước kagaroo giá tốt nhất tại Eco248