Lĩnh vực xây dựng đang ngày càng được chú trọng, bởi đây là ngành sẽ tạo ra các cơ sở vật chất, những không gian để sinh hoạt, làm việc, sản xuất. Nói đến lĩnh vực này, chúng tôi muốn đề cập nhiều hơn tới những người làm tư vấn giám sát công trình – một công việc có vai trò rất quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về yêu cầu trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát công trình.
>>> Xem thêm : Tư vấn giám sát xây dựng công trình – có nên thuê tư vấn giám sát công trình không
Tư vấn giám sát cũng cần nắm được những biện pháp và trình tự thi công được áp dụng trong công trình mà mình phụ trách. Điều này nhằm đảm bảo rằng họ hiểu được các hoạt động của công nhân là đúng hay sai.
Để công trình có thể được triển khai, chúng cần đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại điều 72 luật Xây dựng. Và nhiệm vụ của tư vấn giám sát chính là kiểm tra xem công trình đã đáp ứng được điều kiện hay chưa.
Các khối lượng chưa được kiểm tra, nghiệm thu thì tư vấn giám sát không thanh toán phần công việc đó.
Tư vấn giám sát có trách nhiệm tạo những điều kiện tốt nhất để các đội ngũ thi công làm việc hoàn thành đúng tiến độ. Nếu như làm việc thiếu trách nhiệm, để xảy ra những sai sót dưới sự giám sát của mình thì phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền và ban QLDA. Từ lâu, công việc tư vấn giám sát công trình luôn được coi trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với tính an toàn, sự đúng tiến độ của một dự án xây dựng. Xong, cũng còn không ít người chưa thực sự hiểu rõ về vai trò mà họ mang tới cũng như trách nhiệm đi kèm.
>>> Xem thêm : Kiểm định năng lượng mặt trời – yêu cầu trách nhiệm đối với tư vấn giám sát công trình là gì