Đừng tưởng bán hàng rong là dễ. Người bán hàng rong đa phần là những người có hoàn cảnh khó khăn – muốn có một công việc tại các thành phố lớn… Dẫu vậy, việc bán hàng rong tự phát, không có cơ chế quản lý gây ra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè,….mà hệ quả: Nhiều trường hợp bị cơ quan chức năng xử phạt, thu giữ đồ đạc – ảnh hưởng tới kế sinh nhai của họ. Vậy, bán hàng rong liệu có phải đăng ký kinh doanh.
https://www.youtube.com/watch?v=WQ_etYdIkRo&t=2s
Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về bán hàng rong quy định:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Mặt khác, tại Khoản 2, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
Những người bán hàng rong, quà vặt;
Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Từ những phân tích trên cho thấy: Người bán hàng rong không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Dẫu vậy, để hoạt động kinh doanh/buôn bán của loại hình bán hàng rong được hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, các cơ quan hữu quan cần có cơ chế quản lý, kiểm soát phù hợp.